• Hotline: (+84) 2435.680.990
  • Email: chauhungcqt@gmail.com

Câu hỏi: Tôi ra nước ngoài xuất khẩu lao động, tuy nhiên không thực hiện theo đúng HĐ đã ký kết mà bỏ ra ngoài làm việc.

Ngày 09/01/2014, tôi ra đại sứ quán Việt Nam và làm thủ tục để được xuất cảnh trở về. Vậy trường hợp của tôi có bị xử phạt theo NĐ 95/CP của chính phủ về việc xử phạt người lao động bỏ trốn ở nước ngoài hay không?

Bạn đọc: nguyenvananh9191@gmail.com

                          

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác- khoản 2

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;

b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;

c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;

b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.

Tuy nhiên, nhà nước ta có chính sách ân hạn đối với lao động tự nguyện về nước trước ngày 11/1/2014 thì sẽ không áp dụng quy định phạt tại điều 35:

Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà tự nguyện về nước trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Điều 35 Nghị định này.

Như vậy, trường hợp của chị tự nguyện về nước ngày 9/1/2014, sẽ không áp dụng quy định xử phạt quy định tại điều 35 Nghị định 95/2013.

Luật sư Phạm Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Nguyễn Viết Xuân, Hà Nội.

Theo Vietnamnet

Tin liên quan

Câu hỏi: Tôi ra nước ngoài xuất khẩu lao động, tuy nhiên không thực hiện theo đúng HĐ đã ký kết mà bỏ ra ngoài làm việc?

Chi tiết

Lao động Việt Nam ở Nhật Bản có thể sẽ được phép ở vô thời hạn và mang theo gia đình, trong bối cảnh Nhật Bản đang tìm cách sửa luật.

Chi tiết

Theo Điều 4 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 (Có hiệu lực từ 01/01/2022) quy định về chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Chi tiết

Lao động về nghỉ phép được quay lại Hàn Quốc làm việc; gia hạn giấy phép làm việc cho lao động nước ngoài tại Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản áp dụng chính sách trợ cấp tiền, đổi tư cách lưu trú cho lao động nước ngoài...

Chi tiết